1.Sáng tạo
Yêu cầu của đầu tiên của các kiến trúc sư luôn là sáng tạo: Mỗi khi có cơ hội để có thể thiết kế, họ cố gắng hết mình, không chỉ là để làm tốt các điều kiện đã đưa, mà phải tìm tòi để phần thiết kế được tiến xa và có ích và đẹp hơn. Điều này đòi hỏi sự tìm hiểu suy nghĩ thận trọng, quan sát, và niềm đam mê tìm cái mới, tuy nhiên cũng trong sự giới hạn của khả năng để có thể tạo ra những thiết kế mang chất lượng cao
QC: chống thấm
2. Mỗi công trình là một hoặc những câu truyện
Câu chuyện lồng vào các công trình kiến trúc luôn tạo ra những cảm giác, không nhìn thấy, những thứ hài hoà với người sử dụng. Công trình kiến trúc thành công là một tinh hoa của nghệ thuật, nó mang những tầng lớp cũng như chiều sâu và đặc sắc cho người cảm nhận. Nó cũng mang lại kí ức trong cuộc sống của người sự dụng. Và nó cũng tạo cảm xúc biểu cảm liên đới tới xã hội và văn hoá
.3. Tạo không gian
Chúng ta làm việc trong một môi trường liên đới và tổng thể. Điều này có nghĩa là khi thiết kế công trình thì nó phải điều tiết một cách hài hòa vào trong từng tầng lớp của mội trường đó, và cùng lúc phải tạo ra tính chất đặc thù cho không gian chung và một sự cảm nhận riêng biệt đối với từng người sử dụng công trình vừa làm nổi bật cái tôi của người sở hữu. Những công trình phải luôn mang những thứ được kế hoạch sẵn tuy nhiên vẫn luôn luôn tồn tại những thứ không được kế hoạch hoặc những yếu tố chưa có thể biết hoặc hiểu được. Khi có thể hòa nhập và tương tác hai vấn đề này, thì đó đã bước những bước thành công trong quá trình thiết kế cho công trình tương lai.
4. Những yếu tố tương tác và liên quan từ bên ngoài
Mỗi công trình được tạo ra bản thân nó đã mang những tính chất đặc biệt bởi các yếu tố thời gian, không gian, bối cảnh lịch sử, chủ đầu tư, ngân sách đầu tư, và các tính năng cũng như chức năng của công trình, luôn luôn chịu tác động từ các yếu tố nội lực bên trong và phần tử bên ngoài. Quy tắc tương tác Trong – Ngoài ở các bản vẽ thiết kế đòi hỏi tỉ mỉ trong sự kết nối, hợp lí và có ý nghĩa. Các chuyên gia thiết kế kiến trúc nhà ở, công trình làm dung hòa các yếu tố.
5.Sự Phát triển bền vững
Những công trình nên được thiết kế một cách cẩn thẩn để có thể giảm diện tích xây dựng. Mặt khác chúng ta luôn tiếp tục tham khảo, học tập, nghiên cứu, và tìm kiếm cách phát triển và áp dụng những yếu tố của ki thuật phát triển bền vững vào trong những công trình. Đó cũng lý lý do vì sao khi thiết kế bản vẽ kỹ thuật, mỗi kiến trúc sư luôn phải tính toán tỉ mỉ, tỉnh táo.
6.Tính trước sau hay tính tương đối và tính quy luật
Các công trình phải tạo ra sự rõ ràng ở các không gian cũng như các khối của công trình. Hình dáng cũng như tỉ lệ nên đươc tao ra một cách hài hòa và sâu sắc trong sự tương quan và tương phản nhằm tôn trọng tính thiết yếu của từng không gian. Hình thức hài hòa và tinh tế trên tinh thân đơn giản là những điều kiện thành công trong quá trình thiết kế. Trong khi sự phức tạp của mỗi công trình sẽ làm tăng tính phong phú của công trình, thì công trình càng phải được hoàn thành với tầm quan trong của rõ ràng trong hình khối cũng như tổ chức không gian tốt