Việc Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá chỉ số xây dựng của Việt Nam quá tốt trong báo cáo Doing Business hàng năm khiến ông Nguyễn Đình Cung (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tỏ rõ sự băn khoăn...
Tại Hội thảo do CIEM tổ chức vào sáng ngày 16/3, ông Cung nói: “Chỉ số này thực sự là rất tốt... Nếu nhìn vào đây, có thể nhiều người, đặc biệt là nhà hoạch định chính sách sẽ nói, tốt quá rồi, cần gì phải cải cách nữa. Như vậy sẽ không còn áp lực để thúc đẩy cải cách, và cũng là điểm bất lợi với những ai muốn cải cách”.
Bà Joanna Nasr, một chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho biết, theo báo cáo Doing Business, việc cấp phép xây dựng của Việt Nam đạt mức điểm cao hơn mức trung bình tại khu vực Đông Á & Thái Bình Dương, thậm chí là cả khối các nước có thu nhập cao OECD.
Về số lượng thủ tục Việt Nam cũng thấp hơn các quốc gia trên. Chẳng hạn muốn xin cấp phép xây dựng 1 nhà kho thì một công ty xây dựng tại Việt Nam cần phải thực hiện 10 thủ tục trong khi con số này tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương là 14,6 còn ở khối OECD là 11,9.
qc; chống thấm nhà vệ sinh
qc; chống thấm nhà vệ sinh
Cấp phép xây dựng Đại diện của CIEM cho rằng những đánh giá của WB về thủ tục cấp phép xây dựng ở Việt Nam chưa chính xác. Ảnh TL
|
Về thời gian, nếu Việt Nam chỉ cần 114 ngày để làm các thủ tục xin cấp phép xây dựng, thì số ngày ở khu vực Đông Á & Thái Bình Dương là 134 ngày còn ở khối OECD là 149,5 ngày.
Còn về chi phí, nếu ở Việt Nam chỉ tốn khoản chi phí chiếm 0,7% giá trị nhà kho để làm các thủ tục xin cấp phép xây dựng, thì con số này ở khu vực Đông Á & Thái Bình Dương cao gấp 3 lần.
Do đó, bà Joanna Nasr cho rằng: “Như vậy Việt Nam làm tương đối tốt về tất cả mọi mặt so với các quốc gia khác, thậm chỉ là những quốc gia như Đan Mạch”.
Trái ngược với nhận định của bà Nasr, ông Cung lại tỏ rõ sự nghi ngại về cách tính toán của WB. Vì theo ông, thực ra xin giấy phép xây dựng mới chỉ là 1 trong 5 khâu để có thể thực hiện một dự án như thủ tục đất đai, đầu tư, đánh giá tác động môi trường, xây dựng.
Mà ngay trong khâu thủ tục đất đai cũng đã có vô số thứ rắc rối. Chẳng hạn như, nếu là giao đất thì cần có các thủ tục như GPMB, thanh toán chi phí thuê đất,… “Khâu này muốn xong xuôi nhanh nhất cũng phải mất đến gần 2 năm, theo nghiên cứu của CIEM”, ông Cung cho biết. “Có lẽ WB đã tính toán theo quy định của văn bản, chứ không phải theo thực tế vì nó rất phức tạp, nhất là về chi phí”.
Ông cũng bổ sung thêm, những người được WB khảo sát trả lời có lẽ là những người thiên về ngành luật, chứ không phải các doanh nghiệp vốn có nhiều kinh nghiệm thực tế.
Về quá trình khảo sát, bà Nasr cho biết, WB đã gửi bảng câu hỏi cho các kiến trức sư, và các công ty xây dựng khi họ làm nhà kho tại Tp.HCM. Ngoài ra, WB cũng căn cứ vào các quy định xây dựng.
Cũng trong hội thảo, có ý kiến đánh giá, thủ tục cấp phép xây dựng tại Việt Nam phức tạp hơn rất nhiều so với đánh giá của WB. Vị này còn đưa thêm dẫn chứng: “Nhà tôi hiện đang ở một khu quy hoạch treo. Cách đây 30 năm, chúng tôi không xin được giấy phép xây dựng, và đến nay vẫn thế. Vậy là những ai xây nhà cửa mới thì bị chính quyền địa phương đập bỏ còn ai không xây thì nhà cửa cũ nát”.
(Theo TBKTSG Online)